Cách xử lý đáy ao bằng vi sinh trong nuôi ốc bươu đen

1.  Men Vi Sinh là gì?

Men vi sinh (probiotics) đã được mô tả như là thành phần của một tế bào vi sinh vật mang lại tác dụng hữu ích trên vật chủ bằng cách cải thiện khả năng kháng bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng, sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe, thông qua việc đạt được sự cân bằng vi khuẩn trong cả vật chủ và môi trường xung quanh

2 . Tác dụng của vi sinh trong nuôi ốc Bươu đen

Vi sinh có tác dụng trong ao nuôi ốc được thực hiện thông hình thức tạt xuống ao nuôi.

+ Tăng nhanh vi khuẩn có lợi trong ao, gây tảo nhanh, không nhớt đáy, làm màu nước luôn ổn định và hạn chế tảo độc.

+ Phân hủy chất hữu cơ và cặn bã dưới đáy ao, giữ đáy ao luôn sạch.

+ Giảm hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S và giảm độ phèn trong ao nuôi.

+ Tiết kháng sinh ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây hại.

+ Ổn định đường ruột, giúp ốc tiêu hóa tốt lượng thức ăn, ngăn ngừa bệnh.

+ Kích thích sự phát triển vi sinh vật có lợi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên, oxy, khiến hệ số chuyển đổi thức ăn thấp.

>> Đặt EM Gốc+ Mật rỉ đường  gọi 0975679960

3. Cách sử dụng men vi sinh cách hiệu quả

a. Cách sử dụng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vi sinh và chế phẩm sinh học, do đó để đảm bảo sản phẩm có vi sinh, sử dụng hiệu quả thì phải nắm rõ đặc điểm mỗi nhóm, cách nhận biết, cách sử dụng, bảo quản, yếu tố môi trường ảnh hưởng…nhằm đảm bảo tiết kiệm và sử dụng tốt nhất

b. Cách ủ vi sinh

Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên tiến hành ủ vi sinh, việc ủ giúp hoàn nguyên bào tử và làm tăng mật số lợi khuẩn, bù đắp số lượng probiotic sụt giảm có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, lưu hành sản phẩm. Tăng sinh men vi sinh có 2 cách, ủ yếm khí (đậy kín) và nhân sinh khối có cung cấp oxy hòa tan, tùy theo nhóm vi sinh yếm khí hay hiếu khi mà ta tiến hành ủ.

4. Nhận biết có vi sinh

Nhận biết bằng cảm quan: vi sinh sau khi ủ có mùi thơm, chua, màu thay đổi vàng nhạt so với mật đường, trào và sủi bọt và đặc biệt nước trong nhân sinh khối pH<5.

Nhận biết bằng test khuẩn trên đĩa: đĩa test môi trường dành riêng cho nhóm vi khuẩn đó tại phòng kiểm nghiệm

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng men vi sinh

Thời gian đánh men vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 – 10h sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng oxy hòa tan cao>4mg/l.

Độ kiềm, độ mặn: độ kiềm (80-120mg/l), mặn quá cao có thể gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh.

Tránh dùng hóa chất (Chlorine, BKC, Iodine, thuốc tím,…) khử trùng nước khi đang sử dụng men vi sinh.

Không trộn men vi sinh khi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh

 

Chúc Bà Con Nuôi Ốc Bươu Đen Thành Công

Trại ốc Út Trí – ocbuouden.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!